top of page

Được viết bởi:

Nguyên nhân của sự sợ hãi

Để hiểu sợ hãi, ta phải nói về sự so sánh trước. Tại sao ta so sánh? Về mặt kỹ thuật, so sánh phát hiện sự tiến triển, tương quan với nhau.

Bài viết này được trích trong sách

Để hiểu sợ hãi, ta phải nói về sự so sánh trước. Tại sao ta so sánh? Về mặt kỹ thuật, so sánh phát hiện sự tiến triển, tương quan với nhau.

Năm chục năm trước chưa có bom nguyên tử, chưa có máy bay siêu âm, bây giờ chúng ta co những cái đó, và trong tương lai năm chục năm nữa, chúng ta sẽ có những cái mà hiện nay chúng ta không có. Cái đó được gọi là sự tiến bộ, luôn luôn so sánh, tương quan, và tâm trí chúng ta bị vướng mắc vào cái lối suy nghĩ kiểu đó.


Không phải chỉ từ ngoại cảnh, mà ngay từ trong nội tâm, trong cái cấu trúc về tâm lý của chúng ta, chúng ta suy nghĩ theo kiểu so sánh. Chúng ta nói :" Tôi thế này, trước kia tôi thế này, và tôi sẽ khá hơn trong tương lai". Cái lối suy nghĩ kiểu so sánh như vậy, chúng ta gọi là sự tiến bộ, sự phát triển, và cuộc đời chúng ta, từ phẩm hạnh, đạo đức, tôn giáo cho dến làm ăn buôn bán, giao dịch trong xã hội, chúng ta đều dựa trên nền tảng đó.


Chúng ta quan sát bản thân chúng ta một cách so sánh với cái xã hội vốn dĩ cũng thoát thai từ một sự phấn đấu trong so sánh như chính chúng ta.


So sánh sản sinh ra sợ hãi, bạn hãy tự quan sát sẽ thấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viết hay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới.


Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng ta liên tục sản sinh ra sự lo sợ . Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.


Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và cái-gọi-là nội dung có tính cách tôn giáo . Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh Chúa, hoặc một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. Sự so sánh về tâm linh phản ảnh trong sự vị linh mục muốn trở thành giám mục, hoặc hồng y, hay cuối cùng tiến lên tới giáo hoàng.


Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.


Cho nên trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật hay trở thành người vô danh, thì cũng vậy.


Tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kî, thói ghen tị, căm thù.


Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi.


(Trích On Fear)

- Để thấu triệt cái vấn đề sợ này, bạn phải tiến vào nơi sâu thẳm nhất của nó, bởi vì sự sợ hãi không phải chỉ là một vấn đề hời hợt ở bề ngoài của suy tư. Sợ hãi không chỉ có nghĩa là e ngại người láng giềng, hoặc sợ bị mất việc làm; nó thâm sâu hơn rất nhiều và vì thế muốn hiểu thấu cần phải thăm dò tới tận đáy tâm hồn.


Muốn tìm hiểu sâu xa, bạn cần một khối óc bén nhậy; và khối óc ấy không được mài cho bén do tranh cãi hoặc lẩn tránh. Người ta phải tìm hiểu vấn đề từng bước một, và do đó sự thấu hiểu toàn bộ cái quá trình đặt tên này là điều rất quan trọng. Khi bạn đặt cho cả một nhóm người cái tên là Hồi giáo, hoặc là cái gì đó tùy ý bạn, tức là bạn đã loại họ ra, không còn phải coi họ như những cá thể, thành ra cái tên gọi, cái từ ngữ , đã ngăn cản không để cho bạn còn đứng trên cương vị một cá nhân, một con người, trong mối liên hệ với những cá nhân, những con người khác.


Cùng một cách đó, khi bạn đặt cho cảm giác một cái tên tức là bạn không còn thẩm thấu vào chính cảm giác, bạn không hội nhập trọn vẹn vào cảm giác.


Có rất nhiều cách để trốn tránh sự sợ hãi; nhưng nếu bạn trốn tránh, bỏ chạy, sự sợ hãi sẽ mãi mãi theo bén gót bạn.


Muốn chấm dứt sợ hãi một cách triệt để, bạn phải thấu triệt cái quá trình đặt tên này và nhận ra rằng ngôn từ không bao giờ là sự kiện. Cái tâm phải có khả năng tách rời ngôn từ ra khỏi cảm giác, và không được để cho ngôn từ làm ngăn trở sự trực tiếp nhận thức cảm giác, vốn là chính sự kiện.


Khi bạn đã đi xa tới mức đó, thẩm thấu sâu tới mức đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng chìm trong cõi vô thức, trong cõi u minh thầm kín của tâm hồn, có một cảm giác về nỗi niềm hoàn toàn cô đơn, hiu quạnh, đó chính là nguyên do căn bản của sự sợ hãi.


Lại nữa, nếu bạn lẩn tránh nó, nếu bạn muốn thoát khỏi nó, nói rằng nó đáng sợ quá, nếu bạn không đào sâu vào chính nó đồng thời không đặt một cái tên cho no, thì sẽ không bao giờ bạn vượt qua được nỗi sợ hãi.


Cái tâm phải trực diện với nỗi niềm hoàn toàn trống vắng, cô đơn, hiu quạnh trong nội tâm, và không tự cho phép làm gì để trốn tránh sự thực.


Điều đặc biệt được gọi là sự cô độc đó chính là điều rất cốt tủy của bản ngã, cái "tôi", với tất cả mánh lới, sự xảo trá, sự đảo điên của nó, mạng lưới của nó, khiến cho tâm trí bị mắc vào bẫy.


Chỉ khi nào cái tâm có khả năng vượt qua được sự cô đơn, hiu quạnh tối hậu ấy thì mới có tự do -- sự tự do tuyệt đối giải phóng hoàn toàn khỏi nỗi sợ hãi. Và chỉ khi đó bạn mới tự thấy được thế nào là thực tại, là cái sức sống vô lượng, vô biên, vô thủy, vô chung.


Khi mà tư tưởng còn nẩy sinh ra những sự sợ hãi dưới dạng chuyển biến theo thời gian thì nó không có khả năng hiểu được thế nào là phi thời gian.


Krishnamurti -- Reflections on the Self


( Danny dịch )




Câu truyện này được trích trong sách:

Reflections on the Self

Đây là tập hợp các bài viết và bài giảng của Krishnamurti về cá nhân liên quan đến xã hội. Ông xem xét tầm quan trọng của việc tìm hiểu, vai trò của cảm xúc, mối quan hệ giữa trải nghiệm và bản thân, sự phân biệt giữa người quan sát/người được quan sát, bản chất của tự do và các ý tưởng triết học khác.

Có các định dạng:

Ebook

Có rất nhiều cách để trốn tránh sự sợ hãi; nhưng nếu bạn trốn tránh, bỏ chạy, sự sợ hãi sẽ mãi mãi theo bén gót bạn.

Bình luận

Share Your ThoughtsBe the first to write a comment.

Email:

Theo dõi chúng tôi trên:

  • Facebook
  • Instagram
  • Youtube
  • Pinterest

Đăng ký nhận bản tin:

Nhấp vào đây để đăng ký
Các chính sách & điều khoản
Về chúng tôi
Đạo đức & tiêu chuẩn

Website: divaohiensinh.com @ 2024 | Được thiết kế bởi web1trang.vn

bottom of page