Tại sao Thiền được gọi là con đường của nghịch lí?
Bài viết này được trích trong sách
Tôn giáo như vậy phải là nghịch lí, không có cách khác - vì sự sống bao gồm các mâu thuẫn. Chúng có vẻ giống mâu thuẫn với chúng ta - thật ra chúng không mâu thuẫn. Chúng giúp lẫn nhau.
Bạn đã không thấy điều đó trong khung vòm sao? Kiến trúc sư làm cùng điều này - ông ấy đặt các viên gạch tựa vào nhau. Nếu bạn đặt gạch không tựa vào nhau, bạn không thể làm ra khung vòm được - nhà sẽ đổ. Nửa viên gạch tựa theo cách này, và nửa viên gạch tựa theo cách kia, và cả hai chúng có đó. Chúng là cùng viên gạch - bạn có thể để chúng tựa theo một hàng, nhà sẽ sụp đổ. Nhưng khi chúng được đặt tựa vào nhau, năng lượng lớn được tạo ra. Và năng lượng lớn đó trở thành sức mạnh.
Đó là lí do tại sao đàn ông và đàn bà tạo ra trẻ con. Một mình đàn ông không thể tạo ra được, một mình đàn bà không thể tạo ra được. Gạch được đặt tựa vào nhau trở thành khung vòm lớn; năng lượng lớn được tạo ra.
Sống và chết, được đặt tựa vào nhau, tạo ra toàn thể trò chơi, toàn thể cuộc chơi, leela. Sống, trong mọi chiều, là nghịch lí. Cho nên tôn giáo phải là nghịch lí. Nếu tôn giáo không nghịch lí thế thì nó chỉ là triết học nghèo nàn. Thế thì nó chỉ là nhân tạo, do tâm trí tạo ra, chỉ là thượng đế học - không là tôn giáo.
Một hôm, Hoàng đế Lương Vũ mời thầy Phó Đại Sĩ giảng Kinh Kim Cương. Ngay khi thầy ngồi lên chỗ của mình, thầy vỗ bàn bằng chiếc thước và đi xuống. Khi hoàng đế giật mình, thầy hỏi ông ấy, 'Bệ hạ có hiểu không?'
'Ta không hiểu,' hoàng đế đáp.
Thầy thánh thiện nói, 'Bồ tát đã kết thúc việc giảng kinh.'
Ông ấy đã chỉ vỗ bàn bằng chiếc thước. Và ông ấy nói, 'Ta được kết thúc với bài giảng. Ta đã nói mọi điều có thể được nói về Kinh Kim Cương.'
Kinh Kim Cương là kinh Phật giáo quí giá nhất. Chỉ Thiền sư có thể làm điều này - hành vi kì lạ thế. Nhưng nó rất có nghĩa; ông ấy đã nói mọi điều. Vì toàn thể Kinh Kim Cương liên tục lặp lại chỉ một điều, chỉ một điều, lặp đi lặp lại: Nhận biết. Nhận biết. Nhận biết. Đó là toàn thể thông điệp của mọi chư phật: Nhận biết, đừng buồn ngủ.
Bây giờ, đây là cách thức của Thiền. Ông ấy vỗ bàn bằng chiếc thước. Hoàng đế phải đang ngồi đó - buồn ngủ, mơ màng, tâm trí ở đâu đó khác, trong cả nghìn lẻ một chỗ ngoại trừ nơi ông ấy đang ngồi. Bây giờ, bằng việc vỗ bàn này, đột nhiên hoàng đế giật mình - ông ấy phải đã trở nên tỉnh táo trong một khoảnh khắc. Và thông điệp đã được trao. Đây là cách thức phi ngôn ngữ của việc cho thông điệp.
Và không chỉ điều này - thầy nói, 'Bồ tát đã kết thúc việc giảng kinh.' Ông ấy không nói, 'Ta đã kết thúc.' Ông ấy nói, 'Phật đã kết thúc.' Chỉ người đã biến mất trong im lặng hoàn toàn có thể nói điều đó - 'Phật đã nói qua ta.'
Một ngày khác, hoàng đế lại hỏi, 'Thưa thầy, tới đi. Ta không thể hiểu được việc giải thích lớn đó - lại tới đi.' Thế là thầy tới.
Mặc áo cà sa, đội mũ và đi đôi giầy, bồ tát tới cung điện, tại đó hoàng đế hỏi ông ấy, 'Ông có là sư không?'
Vì sư không đi giầy, sư Phật giáo không đi giầy - và bồ tát này lại đi giầy, cho nên hoàng đế hỏi, 'Ông có là sư không?'
Để đáp lại, bồ tát chỉ ngón tay vào mũ của mình. Hoàng đế hỏi ‘Ông có là Đạo sĩ không?’ Để đáp lại, bồ tát chỉ ngón tay vào giầy của mình. ‘Ông có là người thế tục không?’ hoàng đế hỏi. Để đáp lại, bồ tát trỏ ngón tay vào áo cà sa của mình.
Điều ông ấy nói là: 'Ta là tất cả và ta là không ai cả. Bệ hạ thấy, ta có mũ của sư. Bệ hạ thấy, ta có giầy của thánh nhân Đạo sĩ. Và làm sao ta có thể là người thế tục? Bệ hạ nhìn áo cà sa của ta, của thực hành khổ hạnh, kỉ luật. Ta là tất cả. Và ta không là ai cả.'
Hoàng đế nói, 'Ta không hiểu. Hôm qua ta đã bỏ lỡ, hôm nay ta lại bỏ lỡ.' Thầy nói, 'Đây là việc giải thích cuối cùng của ta: nghe đây - và ta sẽ không bao giờ quay lại nữa. Nếu bệ hạ hiểu, bệ hạ hiểu. Nếu bệ hạ không hiểu, bệ hạ không hiểu.' Và ông ấy nói gatha-bài thơ này:
Tay không, cầm cán mai;
Đi bộ, lưng trâu ngồi;
Người đi qua trên cầu.
Cầu trôi nước chẳng trôi!
Và ông ấy đi ra khỏi cung điện và không bao giờ quay lại nữa.
Điều này là ngớ ngẩn, điều ông ấy nói - Tay không, cầm cán mai. Làm sao tay không cầm được bất kì cái gì? Nhưng đó là cách nó đang xảy ra. Cái cư ngụ trong bạn là tay không, và đang cầm mọi thứ. Thượng đế là tay không, và đang nâng đỡ cho toàn thế giới. Và bạn là tay không trong con người bên trong nhất của bạn - bạn không có tay hay chân hay đầu, bạn là vô hình tướng. Nhưng bạn đang giữ cả nghìn lẻ một thứ.
Đi bộ, lưng trâu ngồi. Ông ấy nói: Người đang cưỡi trâu và vẫn bước đi. Ông ấy đang nói: Thượng đế đang nhận ông, ông đang cưỡi ngài - và dầu vậy ông nghĩ ông có trách nhiệm bước đi.
Điều đó giống như... người ăn xin đi qua và hoàng đế tới trong xe ngựa. Và ông ấy thấy thương hại người ăn xin - một ông già, và thị trấn còn xa xăm, và ông già này phải lê bản thân mình đi - cho nên ông ấy nói với ông già, 'Ông vào đi, ngồi trong xe ngựa của ta.'
Người ăn xin rất kinh sợ, nhưng bạn không thể nói không với hoàng đế. Ông này rất sợ - người ăn xin ngồi cùng hoàng đế sao? Điều đó là quá lúng túng. Nhưng bạn không thể nói không. Cho nên ông này trèo lên, ngồi vào trong góc xe ngựa - rất sợ, cái gì đó có thể đi sai - nhưng dầu vậy vẫn giữ cái túi của mình trên đầu.
Sau một chốc, hoàng đế nói, 'Sao ông không để túi xuống?' Và người ăn xin nói, 'Thưa bệ hạ, bệ hạ đã quá tốt cho tôi đi xe cùng bệ hạ. Tôi không muốn làm nặng thêm xe của bệ hạn; tôi sẽ mang cái túi của tôi trên đầu.'
Thiền nói người làm, duy nhất người làm, là Thượng đế - hay tathata, hay Đạo. Bạn đã trở thành người làm một cách không cần thiết. Cưỡi trên lưng trâu, và bạn đang bước đi - bước một cách không cần thiết, và trâu đang chở bạn. Sông đang đưa bạn đi, và bạn đang bơi một cách không cần thiết. Thảnh thơi đi!
Người đi qua trên cầu; cầu trôi nước chẳng trôi. Điều này cực kì hay. Rất nghịch lí - cầu trôi nước chẳng trôi. Thiền nhân nói thân thể là chiếc cầu; bạn đi qua thân thể. Bạn giống như nước - linh động, không hiểu thấu được, vô hình tướng. Bạn đi qua thân thể; bạn không thay đổi. Nước không trôi, nước sự sống của bạn không trôi. Và cầu liên tục trôi - thân thể bạn liên tục thay đổi mọi ngày. Ngày này nó đã là đứa trẻ, ngày khác nó trở thành thanh niên, thế rồi già. Khoẻ, ốm, thân thể liên tục thay đổi.
Các nhà khoa học thường nói, mười năm trước, rằng thân thể thay đổi hoàn toàn trong bẩy năm - một cách toàn bộ. Sau bẩy năm bạn sẽ không tìm thấy một chút nào của thân thể cũ. Mọi thứ trôi đi. Bây giờ họ nói điều đó xảy ra trong một năm, không phải bẩy năm - trong thời gian của một năm bạn không có bất kì cái gì của thân thể cũ, mọi thứ thay đổi. Thân thể liên tục ném ra cái cũ, và liên tục lấy cái mới từ thức ăn, từ nước, từ không khí - liên tục thay thế. Thân thể là dòng chảy như sông.
Nhưng thân thể là chiếc cầu; bạn là người đi qua. Bạn không chảy, thân thể chảy - cầu chảy, nước không chảy.
Những phát biểu nghịch lí này là cực kì có giá trị - bạn có thể tìm thấy chúng trong tất cả các nhà huyền bí thế giới: trong Eckhart, trong Kabir, trong Dadu, trong Boehme, và nhiều thế trong các Thiền sư. Thiền là con đường của nghịch lí.
Lắng nghe những dòng này của T. S. Eliot.
Để đạt tới điều ông không biết
ông phải đi theo con đường của dốt nát.
Để sở hữu điều ông không sở hữu
ông phải đi bằng con đường của truất quyền sở hữu.
Để đạt tới điều ông không hiện hữu
ông phải đi qua con đường mà ông không hiện hữu.
Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết
và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu
và nơi ông hiện hữu là nơi ông không hiện hữu.
Những dòng này là Thiền hoàn hảo, Thiền thuần khiết. Suy ngẫm về những dòng này, tìm ra điều T. S. Eliot ngụ ý. Những điều này là rất sâu lắng. Nó có thể là công án cho bạn.
Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết...
Bạn không biết bản thân bạn, và đó là điều duy nhất bạn biết. Và nếu bạn không biết cái đó, bạn có thể biết cái gì khác? Người biết chỉ biết bản thân người ta - đó là điều duy nhất có thể được biết, vì đó là điều duy nhất nơi chúng ta hiện hữu. Mọi thứ khác, nhiều nhất, được nhìn từ bên ngoài; nó có thể trở thành chỉ là việc quen biết. Chỉ có một điều bạn có thể nhìn vào từ bên trong, và đó là bạn.
Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết
Và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu...
Thấy ra vấn đề của nó đi. Cái bạn sở hữu là cái duy nhất bạn không sở hữu. Bạn sở hữu nhà của bạn - nhưng làm sao bạn có thể sở hữu được nó? Nó đã ở đây, và bạn đã không hiện hữu. Rồi một ngày nào đó bạn sẽ mất đi, và nó sẽ ở đây. Làm sao bạn có thể sở hữu được nó? Bạn tới và đi. Và nhà còn lại và thế giới còn lại. Bạn không thể sở hữu được những thứ này, bạn chỉ giả vờ.
Và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu.
Thấy điều này, Phật rời bỏ cung điện của ông ấy. Thấy điều này, Mahavir rời bỏ vương quốc của ông ấy - thấy điều này, rằng 'Đây không phải là điều mình sở hữu, cho nên tại sao bận tâm về nó? Nó phải bị lấy đi, ngày này hay ngày khác, cho nên tại sao lo âu không cần thiết về nó thế?'
Và nơi ông hiện hữu là nơi ông không hiện hữu.
Bạn đã quan sát điều đó chưa? Bạn ở đâu? Mọi người ở trong thân thể họ - ở đó bạn không hiện hữu. Mọi người ở trong tâm trí của họ - và ở đó bạn không hiện hữu. Thực tại của bạn là ở đâu đó khác bên ngoài thân thể và đằng sau tâm trí.
Suy ngẫm về những dòng này đi.
Mọi chân lí sâu lắng đều là nghịch lí. Do đó tôi gọi Thiền là con đường của nghịch lí.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.2, ch.10
Để đạt tới điều ông không biết
ông phải đi theo con đường của dốt nát.
Để sở hữu điều ông không sở hữu
ông phải đi bằng con đường của truất quyền sở hữu.
Để đạt tới điều ông không hiện hữu
ông phải đi qua con đường mà ông không hiện hữu.
Và điều ông không biết là điều duy nhất ông biết
và điều ông sở hữu là điều ông không sở hữu
và nơi ông hiện hữu là nơi ông không hiện hữu.